Request for issuance of Investment Certificate in Vietnam
Tháng Bảy 12, 2024Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?
Tháng Tám 16, 2024Giám định về sở hữu công nghiệp hay giám định nhãn hiệu là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Giám định sở hữu công nghiệp gồm: xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng sở hữu công nghiệp; xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không; xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ; xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp, xác định giá trị thiệt hại.
Trong bài viết dưới đây Taga sẽ tập trung vào thủ tục giám định nhãn hiệu.
Tại sao cần Giám định nhãn hiệu
Là nguồn chứng cứ quan trọng để xác định hành vi vi phạm:
Khi xảy ra xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, thì việc xác định, chứng minh việc xâm hại là chính xác khi có nhận định về mức độ tương tự giữa hai nhãn hiệu thông qua việc giám định xâm phạm nhãn hiệu. Theo đó giám định nhãn hiệu là hoạt động của cơ quan có chức năng giám định sẽ đưa ra những đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí để xác định xem giữa các nhãn hiệu có sự tương tự hay không.
Giám định xâm hại nhãn hiệu không phải là hoạt động bắt buộc nhưng kết luận giám định lại là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để các Cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý xâm phạm nhãn hiệu.
Là cơ sở giúp Chủ sở hữu nhãn hiệu đang bị vi phạm tiến hành các thủ tục phản đối cấp, yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Giúp chủ sở hữu thương hiệu yên tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Thủ tục Giám định tại Taga
Bước 1: Khách hàng cung cấp thông tin, Taga tư vấn sơ bộ về thủ tục, quy trình và tính pháp lý cho Khách hàng.
Bước 2: Taga và Khách hàng tiến hành ký kết Hợp đồng dịch vụ.
Bước 3: Taga soạn thảo hồ sơ gửi Khách hàng.
Bước 4: Khách hàng ký hồ sơ theo hướng dẫn và gửi lại Taga.
Bước 5: Taga tiến hành nộp hồ sơ cho Cơ quan có thẩm quyền.
Bước 6: Taga bàn giao kết quả cho Khách hàng
Sử dụng Kết luận Giám định để bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?
Chủ thể quyền SHTT tại Việt Nam có thể sử dụng Kết luận Giám định để bảo vệ và thực thi quyền SHTT của mình theo các cách sau:
- Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp: Kết luận giám định nhãn hiệu có thể giúp chủ thể quyền SHTT xác định mức độ khác biệt và khả năng xâm phạm, xung đột giữa các đối tượng SHTT. Dựa trên những thông tin này, chủ thể quyền SHTT đưa ra quyết định liệu có nộp đơn đăng ký bảo hộ các đối tượng SHTT tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hay không.
- Nộp đơn phản đối hay ý kiến của người thứ ba: Kết luận giám định nhãn hiệu cũng có thể được sử dụng như một cơ sở có sức nặng để hỗ trợ các lập luận trong Đơn phản đối hoặc Đơn yêu cầu xem xét ý kiến của người thứ ba nhằm chứng minh rằng đối tượng xin đăng ký bảo hộ quyền SHTT không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.
- Khởi kiện vi phạm: Kết luận giám định nhãn hiệu có thể được sử dụng để khởi kiện bên vi phạm sử dụng nhãn hiệu tương tự hoặc trùng mà không được phép. Kết luận giám định có thể được dùng làm chứng cứ chứng minh quyền SHTT và hành vi xâm phạm của bên vi phạm.
- Gửi Thư khuyến cáo: Kết luận giám định nhãn hiệu có thể được sử dụng để gửi Thư khuyến cáo nhằm thông báo cho các tổ chức, cá nhân có khả năng xâm phạm quyền SHTT và yêu cầu họ tự nguyện chấm hành vi phạm. Thư khuyến cáo có thể kèm theo Kết luận Giám định để làm bằng chứng cho thấy có khả năng xảy ra hành vi xâm phạm, đồng thời chứng minh quyền SHTT đang được bảo hộ hợp pháp và có hiệu lực.
- Đàm phán li-xăng: Kết luận giám định nhãn hiệu có thể được sử dụng để đàm phán thoả thuận chuyển giao quyền sử dụng quyền SHTT. Kết luận đánh giá có thể được sử dụng để xác định giá trị tài sản trí tuệ, cũng như các điều kiện mà nó có thể được cấp phép.
Thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu
Quy trình giải quyết thực hiện xử lý vi phạm bao gồm 3 bước:
Bước 1: Giám định nhãn hiệu
- Sau khi nhận ủy quyền, Apolat sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện thủ tục Giám định nhãn hiệu tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ.
- Tra cứu và xác định đối tượng giám định.
- Tra cứu và xác định nội dung yêu cầu giám định.
- Thời gian giám định: thường trong 22 ngày làm việc hoặc nhanh nhất trong 03 ngày làm việc.
Bước 2: Tư vấn cảnh báo vi phạm với đối tượng vi phạm
Sau khi nhận được kết quả Giám định nhãn hiệu của Viện khoa học sở hữu trí tuệ, Apolat sẽ tiến hành cảnh báo đối tượng vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu (thông qua tư cách đại diện):
- Tra cứu và xác định thông tin của đối tượng vi phạm.
- Tư vấn, soạn thảo, hoàn thiện các văn bản yêu cầu đối tượng vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đại diện cho chủ thể sở hữu nhãn hiệu liên hệ và làm việc với đối tượng vi phạm yêu cầu chấm dứt các hành vi vi phạm nhãn hiệu.
Bước 3: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đối tượng vi phạm bằng biện pháp hành chính
- Đại diện cho chủ thể sở hữu nhãn hiệu liên hệ các cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm hành chính của các đối tượng vi phạm: Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan Công an Kinh tế, Cơ quan quản lý thị trường, Bộ thông tin truyền thông,…
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 15; điểm a, điểm b, điểm d, khoản 17 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng dấu hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, hoặc bao bì hàng hóa.
Bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp sau để khắc phục hậu quả của việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:
- Yêu cầu loại bỏ và tiêu hủy nhãn hiệu;
- Yêu cầu tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không thể loại bỏ được các yếu tố vi phạm; đặc biệt là đối với hàng hóa vi phạm có thể gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
- Yêu cầu thay đổi tên doanh nghiệp và loại bỏ các yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP cần lưu ý như sau:
- Mức phạt tiền áp dụng cho cá nhân, và mức phạt tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền cho tổ chức là gấp đôi mức phạt tiền cho cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.