HUỶ BỎ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU
Tháng Ba 11, 2024TẠI SAO HIỆN NAY THỜI GIAN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU LẠI KÉO DÀI ĐẾN TẬN 2 NĂM?
Tháng Tư 25, 2024Ở Việt Nam và các nước khác, việc bảo hộ nhãn hiệu tuân theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là nhãn hiệu chỉ được bảo hộ tại quốc gia nơi nó được đăng ký. Do đó, khi một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế trở thành nền tảng quan trọng để họ có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình một cách toàn cầu.
Tuy nhiên, quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế thường phức tạp hơn so với đăng ký trong nước. Bài viết sau đây của Taga sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết về các điều kiện cần thiết, thành phần hồ sơ cần có, các thủ tục cần thực hiện, cũng như những điểm cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Đăng ký nhãn hiệu Quốc tế là gì?
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là quá trình mà chủ sở hữu nhãn hiệu nộp đơn tại các quốc gia ngoài lãnh thổ của mình để yêu cầu cấp bằng bảo hộ. Mục đích chính là để ngăn chặn việc xâm phạm nhãn hiệu và tình trạng hàng giả, hàng nhái, bảo vệ uy tín của chủ nhãn hiệu. Quyền bảo hộ này chỉ có hiệu lực trong phạm vi các quốc gia mà nhãn hiệu được đăng ký.
Các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thường được gửi đến các tổ chức hoặc cơ quan quốc tế có thẩm quyền, như Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Trong quá trình đăng ký, chủ đơn cần cung cấp thông tin chi tiết và mô tả cụ thể về nhãn hiệu, đồng thời chỉ định rõ các quốc gia mà họ muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Khi đơn đăng ký được chấp thuận, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ tại các quốc gia đã chỉ định.
Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Việt Nam và thực hiện xuất khẩu cà phê của mình tới thị trường Đức với tên thương hiệu là Cà phê HANA. Lúc này, Công ty A cần đăng ký nhãn hiệu này tại thị trường Đức trước khi xuất khẩu hàng sang quốc gia này. Từ đó doanh nghiệp được đảm bảo quyền được bảo hộ thương hiệu, tránh hành vi chiếm đoạt thương hiệu.
Khi chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài, có ba phương thức đăng ký như sau:
Nộp đơn trực tiếp: Chủ sở hữu có thể nộp đơn trực tiếp tại quốc gia mà họ muốn đăng ký nhãn hiệu bằng cách liên hệ với cơ quan chủ trách tại quốc gia đó và tuân theo quy định đăng ký của họ.
Đăng ký thông qua Hệ thống Madrid: Nếu quốc gia mục tiêu là thành viên của Hệ thống Madrid, chủ sở hữu có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống này, giúp quá trình đăng ký diễn ra một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian, đồng thời giảm thiểu các thủ tục phức tạp.
Đăng ký theo vùng lãnh thổ: Chủ sở hữu cũng có thể đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và mở rộng phạm vi bảo hộ đến các quốc gia cụ thể hoặc theo vùng lãnh thổ dựa trên các hiệp định quốc tế hoặc thỏa thuận đối tác.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
2.1 Đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại các quốc gia
Mỗi quốc gia đều có các quy định riêng biệt về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho chủ đơn nước ngoài muốn đăng ký tại nước của họ. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại các quốc gia có những điểm chung về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu như sau:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại từng quốc gia
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại từng quốc gia cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
- Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh);
- Thông tin người nộp đơn (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh);
- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
- Giấy ủy quyền;
Lưu ý về quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu:
Theo quy định của Luật về sản xuất và hàng hóa Pháp, ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1857, khoảng 30 quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Hong Kong, Singapore, Ấn Độ, Israel, Malaysia, và Nam Phi đã phát triển luật sở hữu trí tuệ dựa trên nguyên tắc “first-to-use”. Nguyên tắc này vẫn được áp dụng ở các quốc gia này cho đến nay. Do đó, quyền sở hữu và đăng ký nhãn hiệu ở những quốc gia này được ưu tiên cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu, không phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký như ở Việt Nam. Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia áp dụng nguyên tắc “first-to-use”, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký với các cơ sở sau:
- Nhãn hiệu đã được sử dụng (Use-in-commerce);
- Có dự định sử dụng nhãn hiệu (Intent-to-use);
- Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài (Intent-to-use based on existing foreign registration);
- Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài đang chờ xử lý (Intent-to-use based on pending foreign registration).
Các chủ đơn đăng ký sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký dựa trên một trong các cơ sở trên hoặc kết hợp các cơ sở khác để đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Ví dụ: Các doanh nghiệp Việt Nam đã nộp đơn đăng ký hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu (GCN ĐKNH) tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam và chưa sử dụng nhãn hiệu tại thị trường Mỹ có thể lựa chọn loại đăng ký là “có dự định sử dụng dựa trên nhãn hiệu đã được đăng ký nước ngoài” hoặc “có dự định sử dụng dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài” và có thể kết hợp với cơ sở “có dự định sử dụng“.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại các quốc gia riêng lẻ
Về cơ bản việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế các quốc gia đều trải qua 05 bước sau:
- Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
- Bước 2: Xem xét hình thức đơn;
- Bước 3: Công bố đơn;
- Bước 4: Xem xét nội dung;
- Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Thời hạn xử lý: Các quốc gia đều có thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế trong khoảng từ 12 đến 24 tháng.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Phần lớn các quốc gia đều bảo vệ nhãn hiệu với thời hạn bảo hộ kéo dài trong vòng 10 năm và có thể được gia hạn nhiều lần.
2.2 Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid
Hệ thống Madrid cung cấp một giải pháp tiện lợi và hiệu quả về chi phí để đăng ký và quản lý nhãn hiệu quốc tế. Dưới sự quản lý của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), hệ thống này cho phép người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình ở nhiều quốc gia chỉ thông qua một đơn đăng ký duy nhất, dựa trên hai văn bản pháp lý chính là Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid.
Sự phổ biến ngày càng tăng của việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid có thể được quy cho quy trình đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí liên quan. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thương hiệu của mình ra thị trường toàn cầu một cách dễ dàng hơn.
Hồ sơ cần chuẩn bị nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid
Dưới đây là danh sách các tài liệu cần chuẩn bị khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid:
- Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid);
- Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp – Bản sao công chứng (nếu là tổ chức);
- Bản sao công chứng hộ chiếu (nếu là cá nhân);
- Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam);
- Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
- Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).
Tùy thuộc vào từng quốc gia mà bạn cần tuân theo các quy định về pháp luật của quốc gia đó về: Thủ tục, hồ sơ, thời gian xét duyệt, các điều kiện cần đáp ứng. Nếu bạn muốn nộp đơn trực tiếp tại Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể liên hệ Apolat Legal để hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid được thực hiện theo 04 bước sau:
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (không bắt buộc)
Trước khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp nên thực hiện tra cứu để kiểm tra khả năng đăng ký của nhãn hiệu quốc tế. Điều này giúp tránh rủi ro đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối do trùng lặp với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng quốc gia. Sau khi đảm bảo nhãn hiệu không gặp vấn đề trên, chủ đơn có thể tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thông qua Cục Sở hữu Trí tuệ.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ nộp đơn sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu khả thi
Thời gian chuẩn bị hồ sơ nộp đơn là từ 3 đến 5 ngày làm việc tính từ khi đầy đủ thông tin và tài liệu được khách hàng cung cấp.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được nộp tại Văn phòng Quốc tế thông qua Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định và chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho Văn phòng Quốc tế của WIPO trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ.
Bước 4: Theo dõi tiến trình đơn đăng ký nhãn hiệu
Nếu WIPO nhận được đơn đăng ký trong thời hạn không quá 2 tháng từ ngày nộp đơn tại Cục Sở hữu Trí tuệ, thì ngày nộp đơn quốc tế được xem xét là ngày nộp đơn tại Việt Nam. Trong trường hợp quá hạn 2 tháng, ngày nhận đơn tại Văn phòng Quốc tế được tính là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
WIPO sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu, nếu đơn hợp lệ sẽ dịch sang các ngôn ngữ khác và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó, đơn đăng ký sẽ được gửi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia thành viên được chỉ định bảo hộ. Đồng thời, đặt ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định nội dung là 12 tháng (theo Thỏa ước) hoặc 18 tháng (theo Nghị định thư) để các quốc gia đó tiến hành xem xét. Nếu qua thời hạn mà WIPO không nhận được phản hồi, nhãn hiệu sẽ tự động được xem là có hiệu lực tại các quốc gia đó.
2.3 Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ
Tại một số vùng, lãnh thổ hoặc khu vực cụ thể có mối liên hệ chặt chẽ về các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Khi các khối liên minh kinh tế, văn hóa và xã hội hình thành và đi kèm với quy trình thống nhất trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế ở các quốc gia khác có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại các vùng lãnh thổ này để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ trong các nước thành viên của tổ chức đó. Ví dụ như Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Liên minh châu Âu (EU), …
Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu (CTM – Community Trade Mark)
Điều kiện về chủ thể có quyền nộp đơn tại Liên minh Châu Âu
- Cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân là thành viên hoặc có nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh tại một trong các quốc gia là thành viên của Liên minh Châu Âu;
- Cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân là thành viên hoặc có nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh tại một trong các quốc gia là thành viên của Công ước Paris hoặc Hiệp định TRIPs;
- Do Việt Nam là thành viên của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs, các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu có thể nộp đơn tại EUIPO.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu
- Đơn đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu của CTM);
- Thông tin của người nộp đơn;
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký;
- Giấy ủy quyền;
- Phí, lệ phí.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu
Nhãn hiệu quốc tế được bảo hộ tại Liên minh Châu Âu có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.
Khác biệt với nguyên tắc first-to-use trong việc gia hạn đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, chủ sở hữu chỉ cần nộp lệ phí gia hạn mà không cần bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.
Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu
Văn phòng Sở hữu Trí tuệ của Liên minh Châu Âu (EUIPO – European Union Intellectual Property Office) có trụ sở tại Tây Ban Nha.
Lưu ý về ngôn ngữ nộp đơn tại Liên minh Châu Âu
Đơn đăng ký nhãn hiệu Liên minh Châu Âu có thể được lập bằng một trong 23 ngôn ngữ chính thức của cộng đồng (gọi là ngôn ngữ thứ nhất). Trong đơn, người nộp đơn phải tuyên bố chọn một trong năm ngôn ngữ: Tây Ban Nha, Đức, Anh, Pháp, Italia (năm ngôn ngữ chính được sử dụng tại EUIPO) làm ngôn ngữ thứ hai để sử dụng trong các thủ tục phản đối, khiếu nại hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu.
Một số lưu ý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế, cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ cần chú ý tới một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Yêu cầu về Giấy chứng nhận: Nhãn hiệu cần có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Quyết định chấp thuận hình thức đơn từ quốc gia gốc trước khi tiến hành đăng ký quốc tế.
- Mẫu đơn và bảo hộ: Đơn đăng ký quốc tế cần tuân theo mẫu quy định và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong đơn, người nộp đơn phải chỉ định rõ các quốc gia thành viên của Thoả ước Madrid mà họ mong muốn nhãn hiệu được bảo hộ.
- Thủ tục xét nghiệm đơn: Việc xét nghiệm đơn đăng ký sẽ được thực hiện độc lập bởi mỗi quốc gia thành viên. Sự từ chối bảo hộ tại một quốc gia không ảnh hưởng đến việc bảo hộ tại các quốc gia khác.
- Hiệu lực bảo hộ: Nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ có hiệu lực bảo hộ tương đương như việc đăng ký trực tiếp tại các quốc gia thành viên.
- Thời gian bảo hộ: Bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế có thời hạn là 10 năm và có thể được gia hạn.
- Phí đăng ký: Doanh nghiệp cần nộp phí đăng ký theo quy định khi thực hiện đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Điều kiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Những đối tượng sau đây sẽ có đủ điều kiện để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế:
- Những cá nhân có quốc tịch tại quốc gia là thành viên của Hệ thống Madrid hoặc các tổ chức sở hữu cơ sở kinh doanh hợp pháp tại quốc gia thành viên của Hệ thống Madrid, sẽ có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống này.
- Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid cần căn cứ theo đơn đăng ký cơ sở đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Chủ sở hữu muốn đưa sản phẩm ra nước ngoài có thể lựa chọn hình thức đăng ký sau đây:
- Thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ của nước ngoài để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại các nước đó.
- Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid và theo thỏa ước Madrid theo hệ thống Madrid, thông qua Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
Trong đó, thỏa ước Madrid và nghị định thư Madrid là hai văn bản chính điều chỉnh hệ thống Madrid. Đây là hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý. Đăng ký dựa trên hệ thống Madrid có thủ tục đơn giản tiết kiệm, tiện lợi, dễ dàng gia hạn và mở rộng phạm vi bảo hộ.
Khi đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế cũng như đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, doanh nghiệp cần lựa chọn một hoặc nhiều quốc gia để đăng ký cùng lúc. Tùy thuộc vào thị trường cá nhân, doanh nghiệp hướng tới cũng như chiến lược phát triển kinh doanh để hoàn tất thủ tục một cách tốt nhất.
Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu quốc tế?
Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế cũng như đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế sẽ có vai trò quan trọng đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể đăng ký nhãn hiệu như sau:
- Khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp sẽ được toàn quyền sử dụng, khai thác nhãn hiệu tại các quốc gia đã đăng ký. Đồng thời, được bảo hộ nhãn hiệu, tránh mọi hành vi xâm phạm quyền lợi với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào ở phạm vị trong nước và ngoài nước;
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành;
- Có thể thu phí từ việc chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc đăng ký cho bên thứ 3 sử dụng;
- Ngăn chặn hành vi làm giả, làm nhái sản phẩm, gây ảnh hưởng tới uy tín của nhãn hiệu;
- Hạn chế tối đa nguy cơ nhãn hiệu bị chiếm đoạt, xâm phạm tại thị trường quốc gia sở tại. Đồng thời, loại bỏ được các khoản phí có thể phát sinh để giải quyết các tranh chấp xảy ra khi xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.
Các lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Khi chủ đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ đạt được những lợi ích sau:
- Kinh doanh quốc tế: Có khả năng bán hàng trên các trang thương mại điện tử của các quốc gia khác nhau. Ví dụ, để thực hiện kinh doanh trực tuyến trên Amazon, chủ đơn cần đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia tương ứng;
- Độc quyền sử dụng: Doanh nghiệp có đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại quốc gia mà họ đăng ký. Điều này giúp tránh được các hành vi xâm phạm quyền, làm nhái hay làm giả đối với nhãn hiệu đã được đăng ký tại quốc gia nơi doanh nghiệp có trụ sở;
- Lợi thế cạnh tranh: Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh tại quốc gia đó;
- Chuyển nhượng và sử dụng thuận lợi: Có khả năng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc cấp phép sử dụng cho bên thứ ba trên cơ sở có thu phí sử dụng nhãn hiệu;
- Phòng ngừa chiếm đoạt nhãn hiệu: Tránh được tình trạng chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc tế, giảm thiểu chi phí cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu, kể cả tại các quốc gia đăng ký nhãn hiệu theo nguyên tắc first-to-use.