NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ SỬA ĐỔI NĂM 2022
Tháng Ba 30, 2023ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀO THỜI ĐIỂM NÀO LÀ THÍCH HỢP
Tháng Ba 30, 2023Hiện nay, việc bảo hộ nhãn hiệu không chỉ giới hạn ở những hình ảnh hay tên thương hiệu mà còn bao gồm cả âm thanh. Dưới đây là những quy định cơ bản của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh:
- Căn cứ khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022: “Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa“. Như vậy, âm thanh đã được bổ sung vào dấu hiệu được bảo hộ đối với nhãn hiệu tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
- Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh:
- Tính phân biệt:
- Chức năng đầu tiên và cơ bản nhất của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau và để thực hiện được chức năng này thì các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu phải có tính phân biệt nhất định thì mới có thể giúp người tiêu dùng ghi nhớ và nhận biết trên thị trường. Các nhà sản xuất/cung cấp sản phẩm dịch vụ thông qua các dấu hiệu có tính phân biệt – cụ thể là nhãn hiệu để tạo sự khác biệt đối với sản phẩm/dịch vụ của mình trên thị trường các sản phẩm/dịch vụ cùng loại. Tính phân biệt hay còn gọi là khả năng phân biệt của nhãn hiệu là nội dung trọng tâm trong pháp luật về nhãn hiệu của tất cả các nước, là vấn đề cốt lõi được xem xét đến trong quá trình thẩm định nhãn hiệu.
- Đối với các loại nhãn hiệu phi truyền thống nói chung việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu khá phức tạp, bởi các dấu hiệu phi truyền thống, đặc biệt là các dấu hiệu không nhận biết được bằng thị giác, trong tiềm thức truyền thống của người tiêu dùng không phải là dấu hiệu có khả năng phân biệt nguồn gốc thương mại của hàng hóa dịch vụ, không có tính phân biệt cố hữu. Chủ sở hữu các loại nhãn hiệu phi truyền thống thường phải đầu tư chi phí và công sức để tuyên truyền, quảng cáo làm cho các dấu hiệu đó đủ để cho người tiêu dùng làm quen và liên tưởng tới sản phẩm, dịch vụ để phân biệt được nguồn gốc thương mại của sản phẩm, dịch vụ đó, đạt được khả năng phân biệt có được nhờ ý nghĩa thứ hai. Ngoài ra các dấu hiệu phi truyền thống này có những đặc thù riêng, trong nhiều trường hợp các dấu hiệu này được sử dụng quen thuộc tới mức được coi là một phần chức năng của sản phẩm/dịch vụ.
- Tính phi chức năng:
- Một dấu hiệu nếu mang tính chức năng hoặc chỉ dẫn công dụng của hàng hóa hoặc dịch vụ thì chắc chắn sẽ không thể được cấp đăng ký nhãn hiệu. Dấu hiệu mang tính chức năng ở đây đề cập tới việc hàng hóa hoặc dịch vụ cần thiết phải có dấu hiệu đó chỉ dẫn cách sử dụng hoặc mục đích sử dụng, 10 hoặc dấu hiệu đó có ảnh hưởng tới chất lượng hoặc giá thành của sản phẩm. Chính vì vậy, chỉ các dấu hiệu không mang đặc tính chức năng của sản phẩm hoặc dịch vụ thì mới có thể được cấp đăng ký nhãn hiệu và được bảo hộ, các học giả thường gọi đây là học thuyết (nguyên tắc) về tính phi chức năng của nhãn hiệu. Nguyên tắc này ban đầu được đưa ra chủ yếu để áp dụng trong các trường hợp thẩm định nhãn hiệu ba chiều, sau đó cùng với việc sử dụng ngày càng nhiều các loại nhãn hiệu phi truyền thống khác mà nguyên tắc này cũng được xem xét tới khi thẩm định tất cả các loại nhãn hiệu phi truyền thống khác trong đó có nhãn hiệu âm thanh. Mục đích của việc áp dụng nguyên tắc này là cân bằng các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Về mặt logic các dấu hiệu mang tính chức năng thường sẽ dẫn tới nhận định là dấu hiệu đó không có tính phân biệt cố hữu bởi vì các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại buộc phải sử dụng dấu hiệu mang tính chức năng đó, người tiêu dùng khó có thể phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm thông qua các dấu hiệu mang tính chức năng.
- Đối với nhãn hiệu âm thanh, WIPO sau khi tiến hành khảo sát thực tiễn việc thẩm định nhãn hiệu âm thanh của các nước thành viên đưa ra nhận định, những âm thanh mang tính chức năng chủ yếu là những âm thanh được tạo ra từ quá trình vận hành máy móc, đây là những âm thanh của chính sản phẩm nên không có tính phân biệt cố hữu. Nghe đến các âm thanh đặc thù đó là người ta nhận biết được sản phẩm chứ không phải nhận biết nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm. Ví dụ như tiếng “ping” khi kết thúc một chu trình hoạt động của lò vi sóng, người tiêu dùng quen thuộc với âm thanh đó là âm thanh đặc thù của lò vi sóng chứ không phải là âm thanh để biết tới sản phẩm của một nhà sản xuất cụ thể. Mặc dù đến nay, số lượng các nước chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu âm thanh ngày càng tăng, tuy nhiên chỉ có một số ít nước như Mỹ, Australia… có quy định cụ thể về tiêu chuẩn thẩm định tính phi chức năng của nhãn hiệu âm thanh. Mỹ đưa ra các tiêu chuẩn để thẩm định tính phi chức năng của dấu hiệu xin đăng ký nhãn hiệu gồm: xem xét xem dấu hiệu đó có ưu điểm về tính hữu dụng và có thể được cấp patent không; trong hoạt động quảng cáo đối với sản phẩm, dấu hiệu đó có được người nộp đơn nêu ra ưu điểm về tính hữu dụng hay không; trong thực tiễn dấu hiệu đó có thể được 10 Case TrafFix Devices, Inc. v Marketing Displays Inc., 532 U.S. 23 (2001) 7 thay thế sử dụng bằng dấu hiệu khác không; dấu hiệu đó có phải tạo ra do áp dụng phương pháp sản xuất đơn giản hoặc tiết kiệm chi phí không.
- Tính phân biệt:
Có thể thấy để đánh giá một dấu hiệu âm thanh có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu hay không về cơ bản dựa trên hai điều kiện về tính phân biệt và tính phi chức năng. Tuy nhiên, từ các ví dụ thực tế cho thấy việc đánh giá các tiêu chuẩn này rất đa dạng, cần có sự phân tích kỹ và am hiểu không chỉ về kiến thức âm thanh mà còn cả các kiến thức xã hội khác.