“Hảo Hảo” kiện “Hảo Hạng” – Chuyện thương hiệu
Tháng Tư 13, 2023Các chi phí phát sinh khi đăng ký nhãn hiệu
Tháng Tư 14, 2023Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước cấp cho tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty giải thể do một số lý do khách quan, việc xử lý văn bằng nhãn hiệu sẽ như thế nào?
Trước khi công ty giải thể:
Công ty phải thực hiện các thủ tục quy định của pháp luật như thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp và tổ chức thanh lý tài sản. Trong quá trình thanh lý tài sản, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ được liệt kê vào danh sách tài sản có giá trị cần thanh lý.
Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ của công ty, phần tài sản còn lại sẽ được chuyển về cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên và cổ đông công ty. Tại thời điểm này, nếu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được chuyển sang một cá nhân hoặc tổ chức khác thì công ty cần thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu văn bằng trước khi công ty hoàn tất thủ tục giải thể.
Việc xử lý văn bằng nhãn hiệu khi công ty giải thể là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu. Do đó, công ty cần tìm hiểu kỹ quy trình và thủ tục pháp lý để đảm bảo rằng việc xử lý văn bằng nhãn hiệu được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Sau khi công ty giải thể:
Nếu Công ty không kê khai Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu vào Biên bản kiểm kê khi thanh lý tài sản, dẫn đến chủ sở hữu trên văn bằng nhãn hiệu không còn tồn tại. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ, trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp, văn bằng sẽ chấm dứt hiệu lực.
Tuy nhiên, văn bằng nhãn hiệu trong trường hợp này vẫn có giá trị để làm đối chứng từ chối cấp bằng cho những nhãn hiệu khác trùng hoặc tương tự, như quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 74 của Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này. Tức sau 3 năm kể từ ngày hết thời hạn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ hoàn toàn hết giá trị và bên thứ ba khác khi đăng ký có thể được cấp bằng bảo hộ.
Quay trở lại trường hợp công ty đã giải thể và không kê khai văn bằng bảo hộ nhãn hiệu khi thanh lý tài sản, làm thế nào để tiếp tục sử dụng và sở hữu lại nhãn hiệu cũ?
Nếu vẫn muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu thì người sử dụng chờ văn bằng bảo hộ hết hạn và sau 3 năm kể từ ngày hết thời hạn bảo hộ tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ lại nhãn hiệu cũ.